"Ầu ơ.. Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi...
Ầu ơ... Khó đi mẹ dắt con đi, ầu ơ...
Con đi trường học, mẹ đi trường đời... ầu ơ..."
Mười tám năm trước tôi hay hát mấy câu ầu ơ ru con này để dỗ cặp sinh đôi ngủ buổi tối. Vốn liếng "ầu ơ" của tôi chỉ có nhiêu đó thôi nên phải xào đi xào lại hoài. Vừa ngâm nga vừa nghĩ không biết bao giờ 2 nhóc mới tập tễnh "đi vào trường đời " được đây. Thấy sao xa xôi quá!
Vậy mà chớp mắt vài cái... nay thì cả 2 đang chập chững bước vào trường đời nhiều chông gai, thử thách. Từ mùa hè năm lớp 8, mới 14 tuổi, 2 chị em đã xin làm thiện nguyện cho nhà trẻ trường cấp 1, nơi cả 2 đã theo học. Trường chỉ cách nhà hơn 1 km nên cả 2 đi bộ tới giúp các cô vào buổi sáng. Ăn trưa xong thì phụ mấy cô chơi với mấy em chút xíu là đi về. Vì đã học ở đó nên mấy cô tin tưởng giao các em nhỏ cho. Nhờ vậy mà cả 2 đã học được nhiều khi phải phân xử các em nhỏ.
Lớp thứ nhì từ "trường đời " cũng rất quý. Qua mùa hè kế (lớp 9), thì cả 2 cùng xin làm thiện nguyện tại 1 nhà dưỡng lão cách nhà cỡ 5km. Mỗi tuần chỉ làm vài ngày thôi. Họ chia 2 chị em làm ca khác nhau & công việc khác nhau. Linh xung phong làm thâu ngân cho 1 quán bán đồ lưu niệm ở đó, dù chưa biết gì về cách xài tủ đựng tiền. Lâu lâu Linh cũng phụ các cụ như chuyện trò hay đẩy họ về phòng. Còn Vinh thì luôn phụ các cụ trong nhiều việc như đẩy về phòng, giúp tổ chức BBQ, đẩy các cụ tới phòng đọc kinh vào chiều Chủ Nhật. Đó là mùa hè đầu tiên mà 2 chị em phải tự lấy xe bus để đi làm. Đi vài lần suông sẻ nên cả 2 tự tin lắm. Làm việc tại nhà dưỡng lão đã dạy cho 2 nhóc tính kiên nhẫn, cách tiếp xúc nhẹ nhàng với người già.
Năm 16 tuổi là tuổi được phép chính thức làm việc lãnh lương, thì cô chị rất hăm hở xin việc kiếm tiền dằn túi. Số hên là mới nộp đơn bữa nay thì hôm sau được Starbucks kêu tới phỏng vấn liền. Không biết cô nàng ba hoa ra sao mà được nhận luôn. Linh mê các loại nước uống ở Starbucks lắm nên rất mừng khi được nhận làm mùa hè đó. Nhưng họ chỉ cho làm vài ngày 1 tuần thôi & nhiều bữa phải làm ca chiều tới khi đóng cửa tiệm. Làm công việc này thấy vậy chứ rất mệt vì làm liên tục, khách hàng khó tính nên cũng khá căng thẳng. Làm được 1 mùa hè học được rất nhiều về cách chiều lòng khách hàng nhưng Linh không muốn trở lại nữa vì không được làm nhiều giờ.
Còn cậu em thì làm thiện nguyện ở bệnh viện tới 2 mùa hè, năm 16 & 17 tuổi. Vinh cũng học được nhiều về cách đối nhân xử thế.
Năm 17 tuổi, Linh lại may mắn 1 lần nữa là được nhận làm Councillor cho Day Camp của City. Mùa hè thì thành phố tổ chức nhiều trại hè vào ban ngày để các em thiếu niên tham gia, thay vì ở nhà chơi computer games hay ôm TV. Linh rất thích hợp với việc này vì thích làm việc với trẻ em. Linh hết lòng chăm sóc & bày đủ trò chơi nên các em rất thương chị.
Đã có tên trong danh sách nhân viên của thành phố rồi nên năm nay, 18 tuổi, Linh xin công việc này 1 lần nữa, nhưng xin đổi về trường rất gần nhà để đi xe đạp. Ngày nào cũng kể về các em rất vui. Có 1 thằng bé rất chướng & không nghe lời. Tuần đầu thì Linh chưa biết tính nó nên đã làm nó "nổi cơn" la hét um sùm. Linh về buồn lắm & nghĩ cách để "trị " thằng bé 9 tuổi này. Tuần thứ 2 thì Linh nói là nó đã vui vẻ & "chịu" Linh rồi vì Linh nói chuyện nhẹ nhàng với nó hơn. Rất mừng vì thấy con mình đang từng bước học được nhiều kinh nghiệm từ trường đời.
Còn Vinh thì năm nay không làm thiện nguyện nữa vì cần để dành ít tiền học Đại học. Cũng may mắn là xin được việc mùa hè ở rạp chiếu cine'. Vinh được chia cho làm ở quầy bán bắp rang & đồ ăn. Vì vậy học được kinh nghiệm thu tiền, thối tiền cho khách. Tuần trước đi làm về thì Vinh có vẻ buồn & kể là bị ông kia lừa chôm mất $20. Ông ta làm lẹ như ảo thuật nên Vinh lơ ngơ không biết. Lúc đóng sổ, đếm tiền thì bị hụt mất $20. Sau đó kể cho đồng nghiệp nghe thì họ nói vậy là bị ông đó lừa rồi. Cũng may là chỉ bị mất $20 thôi. Đúng là 1 bài học quý giá từ trường đời.
Từ từ thì các con cũng sẽ học thêm nhiều kinh nghiệm nữa để đối phó với cuộc sống. Hy vọng sau mỗi vấp ngã thì con sẽ đứng lên bước tiếp vững chãi hơn.
My Diary
Wednesday, 11 July 2018
Sunday, 7 January 2018
Vài kinh nghiệm du lịch Nhật Bổn tự túc
Có vài bạn hỏi tôi đi du lịch Nhật Bổn tự túc hay đi theo tour. Khi biết tôi du lịch tự túc thì các bạn muốn biết kinh nghiệm của chuyến đi này. Vì vậy tôi cố gắng tóm tắt những điều cần chuẩn bị trước chuyến đi.
Điều trước tiên là bạn nên quyết định sẽ du lịch vào thời gian nào & nên tránh những dịp lễ lớn của Nhật. Tháng 5 là tháng Nhật có lễ lớn, nếu tránh được thì tốt hơn vì sẽ đông như kiến. Tháng 7 & 8 thì sẽ mưa & rất nóng. Sau khi đã biết thời gian muốn đi thì bạn nên mua vé máy bay càng sớm càng rẻ. Nếu mua trước 6 tháng thì sẽ được giá rẻ hơn để gần kề.Sau đó thì bạn nghiên cứu coi thích đi chỗ nào & bao nhiêu ngày để book khách sạn. Nên ở khách sạn hay phòng gần trạm xe điện cho tiện việc di chuyển.
Muốn biết nên đi thăm chỗ nào thì bạn nên hỏi thăm bạn bè, người thân đã đi rồi, hay vô trang "trip advisor" để hỏi, hoặc bạn có thể nghiên cứu lịch trình của các tours nổi tiếng. Cứ bắt chước các tours là bảo đảm các bạn sẽ viếng thăm được những nơi cần đến.
Bước kế tiếp là đặt phòng trước, nên đặt phòng có thể hủy được bất cứ lúc nào.
Trên đây là những điều căn bản để chuẩn bị cho bất cứ chuyến đi nào.
Còn ở Nhật thì có những điều riêng biệt hơn.
Nếu bạn tính đi xe lửa đường xa như từ Tokyo về Kyoto, hay Osaka, hay Hiroshima... thì bạn nên mua cái pass gọi là "Japan Rail Pass" ( kêu tắt là "JR day pass". Có thể mua Pass cho 7 ngày hay 14 ngày, tùy theo nhu cầu của bạn. Pass này phải mua ở ngoài nước Nhật vì chỉ dành riêng cho dân ngoại quốc thôi. Bạn có thể mua trên mạng hay tới 1 Travel Agency nào gần nhà bạn để mua. Họ sẽ đưa cho bạn 1 biên nhận (voucher), rồi bạn sẽ đưa voucher này cho văn phòng của "Japan Rail" (JR) tại Nhật (Tokyo hay thành phố nào bạn tới) để đổi ra 1 vé đi JR trains. Cái JR pass này có thể sử dụng bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian bạn mua. Có thể xài để đi subway tại Tokyo & xe lửa tốc hành (shinkansen) của JR. Nếu bạn tính đi từ tỉnh này qua tỉnh nọ thì mua JR pass rất lợi.
Điều cần biết là hệ thống subway/train tại Nhật rất phức tạp & có nhiều tuyến đường khác nhau do 3 hãng tư nhân cạnh tranh với nhau: Tokyo Metro, Toei Subway & Japan Rail. Các tuyến đường có màu khác nhau, bạn nên biết tuyến đường mình cần đi màu gì để khỏi nhảy lên lộn xe. Một đường rầy hay trạm xe lửa có thể có 2 hay 3 tuyến đường khác nhau chạy qua. Những chuyến xe rất đúng giờ, vì vậy bạn nên tới đường rầy mình cần đi cỡ 10 phút trước đó để quan sát & đọc chuyến của mình khởi hành lúc mấy giờ. Nếu tới sát nút quá thì sẽ tưởng chuyến vừa vô trạm là chuyến của mình & nhảy lên đại là bé cái lầm đó. Nhưng không sao, nhảy lên lầm vài lần sẽ học được thôi.
Bạn có thể hỏi "hyperdia.com" để biết trước phải lấy xe gì để đi từ điểm A tới B bằng hệ thống JR.
Điều kế tiếp là bạn phải có internet để nhờ Bác Google dẫn đường. Bạn có thể mua SIM card tại tiệm "BIC Camera" nếu bạn có "unlocked phone" hay có thể mướn "pocket wifi". Mướn pocket wifi thì phải đặt trước qua mạng. Nói họ đem tới hotel trước cho bạn. Có bác Google rồi thì khỏi sợ lạc đường.
Khi bạn đặt phòng ở đâu thì nên hỏi họ đường đi tới đó. Phải hỏi là đi ra subway bằng cửa số mấy hay hướng gì. Mỗi trạm có nhiều cửa ra nên nếu mình không ra đúng cửa thì mò mệt nghỉ luôn.
Điều cần biết nữa là chính phủ Nhật khuyến khích du khách mua sắm tại Nhật nên cho mình khỏi trả 8% thuế mua sắm nếu mình mua trên 5 ngàn Yen 1 lần ($50 US). Muốn được miễn thuế thì bạn phải có passport lúc mua để nhân viên bán hàng bấm biên lai mua hàng vào passport của bạn. Khi ra phi trường thì bạn chỉ cần đưa passport đó cho nhân viên hải quan. Họ sẽ giữ biên lai đó lại. Hoàn toàn không xem xét món hàng mà bạn đã mua. Rất dễ dàng.
Ở Nhật lái xe bên trái, vì vậy lên xuống thang cuốn hay đi trên lề đường cũng đi bên trái. Sắp hàng vô subway cũng đứng bên trái.
Nếu bạn ở Tokyo lâu thì nên mua cái prepaid cảd tên là "Pasmo" để trả tiền khi đi subway rất tiện. Thẻ này cũng có thể xài để trả tiền ở các tiệm như 7-11. Phải deposit 500Y khi mua thẻ. Họ sẽ trả lại khi bạn trả thẻ cho họ ở phi trường.
Còn vấn đề ăn uống thì tùy theo khẩu vị & túi tiền của bạn. Nếu muốn rẻ thì bạn nên vô những siêu thị mua các hộp đồ ăn làm sẵn, giá rẻ hơn mua ở trạm xe lửa & các convenient stores như 7-11 hay Family Marts. Nếu muốn ăn tiệm thì đừng vô những tiệm trên lầu cao vì giá tiền cũng ... cao theo.
Họ có các quán ăn mình tự mua & trả tiền bằng máy rất tiện lợi. Mình cứ nhìn hình nào hấp dẫn thì bỏ tiền vô & bấm nút thôi. Những tiệm này thì giá phải chăng hơn.
Jan-2018
Tuesday, 8 November 2016
Đi bầu
Hôm nay là ngày bầu cử chính thức của Mỹ quốc. Tôi không phải là công dân Mỹ, chỉ là "cô láng giềng" của Mỹ thôi nhưng cũng hồi hộp, theo dỏi cuộc chạy đua vô Nhà Trắng hào hứng lần này.
Sáng nay mở Facebook ra là đã nghe các bạn "báo cáo" là đã "bầu" rồi. Các bạn còn hỏi nhau..." bà có Bầu chưa? ", "ông có Bầu chưa?"... Rồi lại chọc ghẹo nhau là giờ này " quá đát rồi, bầu bì gì nữa 😆".
Thú thiệt là tôi ít khi nào để ý tới chuyện bầu cử vì không rành lắm về chính trị, nhứt là bầu bán bên Mỹ thì lại càng lù mù. Nhưng lần này tôi lại thích thú theo dỏi các buổi tranh luận và hay đọc bài bình luận của báo chí. Có lẻ vì 2 ứng viên kỳ này thật đặc biệt. Ông Trump thì quá nổi tiếng xưa nay vì là 1 Tỷ Phú và ông hay đóng show "The Apprentice" mà cả nhà tôi đều thích coi. Bà Clinton cũng là 1 khuôn mặt quen thuộc trên chính trường mấy chục năm nay. Nhưng có lẻ bà được nhắc đến nhiều vì vụ xì-căng-đan của Đức ông chồng lăng nhăng, cựu Tổng Thống Clinton.
Theo dỏi cuộc tranh cử sôi nổi của cường quốc Tự Do lại làm tôi nhớ tới các kỳ bầu cử của VN sau 75. Không biết bây giờ có khá hơn xưa tí nào không nữa? ? Thời 76-80 thì VN "bầu cử" ngộ lắm nhe.
Bầu ở Phường kêu là " bầu cử Hội Đồng Nhân Dân", tức là nhân dân chọn người đại diện cho mình để làm gì đó. ..?? Kêu là bầu cho vui vậy chứ thiệt ra thì họ đã chọn sẵn hết rồi. Thí dụ có 5 người trong Hội Đồng thì chỉ có 5 " ứng cử viên" trong danh sách thôi. Những người trong danh sách đã được "thanh lọc lý lịch" tương đối "trong sạch". Rồi đại diện Phường tới nhà của " ứng cử viên" để thông báo là họ đã "được" chọn ra " ứng cử " Hội Đồng Nhân Dân. Họ làm như " bắt cóc bỏ dĩa " vậy chứ không cần sự đồng ý của ai cả.
Mẹ tôi cũng " được hân hạnh " nằm trong danh sách ứng cử viên bù nhìn này. Trước khi bầu cử thì họ bắt mọi người đi họp để giới thiệu ứng cử viên. Rồi họ nói phải bầu cho người này, người kia... Tới ngày đi bầu thì họ tới nhà kêu gọi mọi người đi bỏ phiếu. Tới chiều mà thiếu ai thì họ sẽ tới tận nhà kêu réo nữa. Vì vậy tỉ lệ dân đi bầu rất cao.
Mẹ tôi vì sợ bị " đì " nên họ kêu làm gì cũng phải làm theo hết. Nhưng bà con trong xóm không hiểu nên họ ngán lắm & kêu là bà " cách mạng 30" 😃
Những ai đã bị tham gia bầu cử ở VN rồi thì mới trân trọng sự tự do, dân chủ của xứ Mỹ.
Không biết ngày mai Ông hay Bà sẽ là Tổng Thống của Mỹ Quốc nhưng tôi tin chắc với nền Dân Chủ thật sự, thì cuộc sống của dân Mỹ cũng không bị đảo lộn gì nhiều. " Ngày mai mặt trời vẫn mọc ở hướng Đông " mà thôi.
Sunday, 16 October 2016
Cá Hồi về cội nguồn (Salmon Run)
Hôm nay trong lúc ăn sáng thì Linh, con gái tôi, nói: " Mẹ ơi, bạn con nói nó đi coi cá hồi đẻ trứng hay lắm". Nghe vậy thì tôi hỏi liền : " con hỏi bạn đi ở đâu, có gần mình không ?". Linh nói để Linh hỏi bạn . Trong khi chờ đợi thì tôi hỏi Bác Gú Gồ coi bộ lẹ hơn . Bác cho biết là cá hồi hay trở về nguồn ở sông Humber rất gần nhà tôi và tháng 10 là tháng cá về nhiều nhứt .
Nghe vậy thì tôi mừng quá và quyết định chiều sẽ khăn gói lên đường săn ...(ảnh) cá .
Từ nhà tôi tới công viên Old Mill chỉ hơn 6 km thôi, chạy 15 phút là tới nơi rồi . Nhưng chúng tôi muốn đi bộ tập thể dục luôn nên tới công viên James Garden , rồi mới cuốc bộ xuống Old Mill . Trên đường đi từ James Garden tới Old Mill thì được ngắm lá vàng , đỏ rất đẹp .
Trong công viên Old Mill có tới 3 đập nước để điều hoà lượng nước của sông Humber . Chúng tôi đi tới đập nước đầu tiên thì thấy có vài người đứng nhìn xuống đập chăm chú . Thấy 2 thanh niên vừa câu được 1 con cá thật lớn và họ đang "phóng sinh" cho nó . Dân Điên thật nhân đạo, họ chỉ câu để giải trí thôi chứ không phải câu để ăn.
Nghĩ là sẽ thấy cá hồi vượt rào nên chúng tôi ngừng lại coi . Nhưng gặp 1 anh người Việt , anh cho biết là đi xuống dưới nguồn cỡ 1 km nữa thì sẽ thấy nhiều cá hơn . Vậy là chúng tôi tiếp tục đi. Thật vậy , xuống tới đập thứ 3 thì rất nhiều cá đang cô gắng nhảy lên giòng nước đang chảy xuống ào ào . Nhiều khi thấy cả cặp cá cùng nhảy luôn . Cả mấy chục người đứng , ngồi coi cá biểu diễn . Ai cũng chăm chú với cell phone hay máy hình để ghi hình lại, cảnh tượng thật thú vị .
Từ dưới mặt nước nhảy lên trên đập cỡ 1.5-2 m, cũng khá cao nên rất ít cá nhảy lên nổi . Vậy mà chúng rất kiên nhẫn , cứ nhảy đi nhảy lại hoài cho tới khi thành công. Mỗi lần cá rớt xuống là mọi người kêu lên xuýt xoa, tội nghiệp cho nó . Thường thì chúng nhảy 1 cặp chứ ít khi đi mình ên .
Sau khi đi coi cá hồi vượt đập về nguồn thì tôi đã tìm hiểu tại sao cá lại khổ thân như vậy . Tôi coi ở Wikipedia và xin tóm lược sơ về loài cá hồi Đại Tây Dương (Atlantic Salmon) để các bạn cùng đọc cho biết .
Cá hồi Đại Tây Dương sống lâu nhứt trong các loại cá hồi, có thể sống tới 13 năm . Các nhà khoa học nghiên cứu thì họ rất ngạc nhiên là cá hồi luôn tìm về được nơi nó đã được sinh ra để đẻ trứng tại đó , rồi lại cũng lìa đời tại đó luôn . Giống như ông bà mình hay nói là muốn được an nghỉ tại nơi chôn nhau cắt rún của mình vậy . Đó là lý do tại sao mình thấy nó cứ cố gắng nhảy lên cả trăm lần cho tới khi thành công mới thôi . Chắc vì vậy mà sau khi đẻ trứng rồi thì hết cả năng lượng .
Một con cá cái có thể đẻ tới 7-8 cái ổ trứng . Một ổ có diện tích cỡ 2.8 mét vuông . Cá cái phải tới chỗ muốn đẻ trứng trước để làm ổ cho an toàn . Nó dùng đuôi để di chuyển các hòn đá sao cho khi trứng đẻ ra được bảo vệ tốt nhứt . Trứng cá lớn cỡ hột đậu hoà lan , có màu cam hay đỏ . Sau khi cá cái thả trứng thì cá đực "làm nhiệm vụ gieo giống" . Cá đực sẽ chạy vòng vòng ổ trứng để thả "lăng quăng" vô đám trứng đó . Cái cha sẽ chạy lòng vòng khu đó để tấn công kẻ nào muốn tiêu diệt ổ trứng . Sau đó thì cá cha và mẹ đều yên nghỉ . Cá hồi sản xuất ra thế hệ sau chỉ 1 lần trong cuộc đời thôi .
Trứng sau khi đã thụ tinh thì nằm yên đó từ 2 tới 6 tháng để phát triển . Mấy tháng sau thi nở ra cá con , chỉ dài cỡ 15-20 cm thôi . Cá con sống trong sông tới 2-3 năm để làm quen với môi trường . Lúc này thì cá con có da sọc đen , trắng , chưa có vảy . Khi cơ thể đã trưởng thành , cứng cáp (giống như thanh niên 18 tuổi) thì cá thay da thành màu trắng và có vảy bạc . Sau đó cá sẽ bơi ra biển vẫy vùng . Sau cỡ 9-10 sống ngoài biển thì cá lại bơi vào sông để sản xuất trứng . Trước khi trở vô sông thì cá lại thay đổi da 1 lần nữa thành màu đen sẫm .
Cám ơn Thục Linh đã cho mẹ biết về việc cá hồi về nguồn đẻ trứng để mẹ biết thêm những điều thật thích thú . Chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi để học hỏi hàng ngày nhe con .
October 16, 2016
TK
Nghe vậy thì tôi mừng quá và quyết định chiều sẽ khăn gói lên đường săn ...(ảnh) cá .
Từ nhà tôi tới công viên Old Mill chỉ hơn 6 km thôi, chạy 15 phút là tới nơi rồi . Nhưng chúng tôi muốn đi bộ tập thể dục luôn nên tới công viên James Garden , rồi mới cuốc bộ xuống Old Mill . Trên đường đi từ James Garden tới Old Mill thì được ngắm lá vàng , đỏ rất đẹp .
Trong công viên Old Mill có tới 3 đập nước để điều hoà lượng nước của sông Humber . Chúng tôi đi tới đập nước đầu tiên thì thấy có vài người đứng nhìn xuống đập chăm chú . Thấy 2 thanh niên vừa câu được 1 con cá thật lớn và họ đang "phóng sinh" cho nó . Dân Điên thật nhân đạo, họ chỉ câu để giải trí thôi chứ không phải câu để ăn.
Nghĩ là sẽ thấy cá hồi vượt rào nên chúng tôi ngừng lại coi . Nhưng gặp 1 anh người Việt , anh cho biết là đi xuống dưới nguồn cỡ 1 km nữa thì sẽ thấy nhiều cá hơn . Vậy là chúng tôi tiếp tục đi. Thật vậy , xuống tới đập thứ 3 thì rất nhiều cá đang cô gắng nhảy lên giòng nước đang chảy xuống ào ào . Nhiều khi thấy cả cặp cá cùng nhảy luôn . Cả mấy chục người đứng , ngồi coi cá biểu diễn . Ai cũng chăm chú với cell phone hay máy hình để ghi hình lại, cảnh tượng thật thú vị .
Từ dưới mặt nước nhảy lên trên đập cỡ 1.5-2 m, cũng khá cao nên rất ít cá nhảy lên nổi . Vậy mà chúng rất kiên nhẫn , cứ nhảy đi nhảy lại hoài cho tới khi thành công. Mỗi lần cá rớt xuống là mọi người kêu lên xuýt xoa, tội nghiệp cho nó . Thường thì chúng nhảy 1 cặp chứ ít khi đi mình ên .
Sau khi đi coi cá hồi vượt đập về nguồn thì tôi đã tìm hiểu tại sao cá lại khổ thân như vậy . Tôi coi ở Wikipedia và xin tóm lược sơ về loài cá hồi Đại Tây Dương (Atlantic Salmon) để các bạn cùng đọc cho biết .
Cá hồi Đại Tây Dương sống lâu nhứt trong các loại cá hồi, có thể sống tới 13 năm . Các nhà khoa học nghiên cứu thì họ rất ngạc nhiên là cá hồi luôn tìm về được nơi nó đã được sinh ra để đẻ trứng tại đó , rồi lại cũng lìa đời tại đó luôn . Giống như ông bà mình hay nói là muốn được an nghỉ tại nơi chôn nhau cắt rún của mình vậy . Đó là lý do tại sao mình thấy nó cứ cố gắng nhảy lên cả trăm lần cho tới khi thành công mới thôi . Chắc vì vậy mà sau khi đẻ trứng rồi thì hết cả năng lượng .
Một con cá cái có thể đẻ tới 7-8 cái ổ trứng . Một ổ có diện tích cỡ 2.8 mét vuông . Cá cái phải tới chỗ muốn đẻ trứng trước để làm ổ cho an toàn . Nó dùng đuôi để di chuyển các hòn đá sao cho khi trứng đẻ ra được bảo vệ tốt nhứt . Trứng cá lớn cỡ hột đậu hoà lan , có màu cam hay đỏ . Sau khi cá cái thả trứng thì cá đực "làm nhiệm vụ gieo giống" . Cá đực sẽ chạy vòng vòng ổ trứng để thả "lăng quăng" vô đám trứng đó . Cái cha sẽ chạy lòng vòng khu đó để tấn công kẻ nào muốn tiêu diệt ổ trứng . Sau đó thì cá cha và mẹ đều yên nghỉ . Cá hồi sản xuất ra thế hệ sau chỉ 1 lần trong cuộc đời thôi .
Trứng sau khi đã thụ tinh thì nằm yên đó từ 2 tới 6 tháng để phát triển . Mấy tháng sau thi nở ra cá con , chỉ dài cỡ 15-20 cm thôi . Cá con sống trong sông tới 2-3 năm để làm quen với môi trường . Lúc này thì cá con có da sọc đen , trắng , chưa có vảy . Khi cơ thể đã trưởng thành , cứng cáp (giống như thanh niên 18 tuổi) thì cá thay da thành màu trắng và có vảy bạc . Sau đó cá sẽ bơi ra biển vẫy vùng . Sau cỡ 9-10 sống ngoài biển thì cá lại bơi vào sông để sản xuất trứng . Trước khi trở vô sông thì cá lại thay đổi da 1 lần nữa thành màu đen sẫm .
Cám ơn Thục Linh đã cho mẹ biết về việc cá hồi về nguồn đẻ trứng để mẹ biết thêm những điều thật thích thú . Chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi để học hỏi hàng ngày nhe con .
October 16, 2016
TK
Monday, 19 September 2016
Tản mạn về Dép Guốc
Hôm kia có cô bạn cho coi hình dép râu trên Facebook làm tôi nhớ tới thời kỳ "quá độ lên CNXH" hay là thời "bao cấp".
Bây giờ thấy lại dép râu mà còn ...rùng mình , ớn xương sống . Tôi thấy đôi dép này lần đầu tiên vào trưa 30-4. Khi đi từ bến sông Bạch Đằng về nhà, đi ngang qua Thượng Nghị Viện thì thấy mấy "ông du kích VC" đứng đầy ở đó . Ông nào cũng mang dép râu , mặc đồ đen , quấn khăn rằn , vác cây Aka. Hồi trước thì toàn thấy hình ảnh này trong TV thôi . Bữa đó thấy tận mắt , thật hãi hùng vì thấy họ vác súng dữ tợn quá .
Đôi dép này làm nhiều người bị ám ảnh lắm nên đặt 2 câu thơ này :
" Đôi dép râu dẫm nát đời trai trẻ
Mũ tai bèo che khuất nẻo tương lai "
Thời đó nghèo đến nỗi không có được 1 đôi dép lành lặn để đi học . Mấy người lớn thì còn giày , dép cũ để đi tạm được vài năm . Chứ tụi con nít choi choi như tụi tôi thì khổ sở lắm . Giày dép cũ thì không còn mang vừa nữa rồi . Cho nên kiếm được 1 đôi dép lành lặn , vừa chân mình để đến trường cũng là 1 điều nan giải .
Sau 75 thì may mắn là tôi có được 1 đôi dép da quai màu đen bóng láng . Chính giữa quai có đính cái bông hippy vàng chói thật nổi . Không biết mẹ tôi mua hồi nào mà tôi mang vừa y . Tôi rất quý đôi dép đó . Chỉ dám mang khi đi học thôi . Đế dép rất mỏng nên tới trường thì tôi không dám chạy nhảy gì hết vì sợ đứt quai . Giừ gìn cẩn thận lắm nhưng chỉ 1 thời gian ngắn là nó cũng đứt quai thôi . Vậy là sau đó phải thường xuyên là khách hàng thường trực của bác sửa giày dép dạo . Đôi dép đó tương tự như hình dưới đây nhưng có bông màu vàng . Nhưng chỉ vài tháng sau thì không cách chi cứu vãn tình thế được nên tôi đành phải ngậm ngùi chia tay với em dép dễ thương đó . Sau đó thì tôi phải đi ké dép của bà ngoại tôi vì bà cũng có 1 đôi từa tựa của tôi nhưng không có gắn bông . Khổ cái là chân bà lại nhỏ hơn chân nhỏ cháu nên tôi làm đôi dép của bà rách luôn .
Kế tiếp là hết dép da nên phải chuyển qua dép nhựa . May mắn là mấy chị con Bác ở Hà Nội đã tiếp tế vô Nam mấy đôi dép nhựa trong khá tốt . Thời đó làm gì có tiền mua dép nên có gì mang đó , đâu có lựa chọn nào khác nữa . Tôi đi vừa 1 đôi màu xanh cẩm thạch , kiểu vừa vặn khá thoải mái . Dép nhựa này khá tốt nên bác sửa dép chắc nhớ con nhỏ lắc xắc lắm vì nó biến mất tiêu .
Vài năm sau , cỡ năm 80 , thì chợ có bán nhiều loại dép khác đép hơn dép nhựa trong này . Tôi cũng tậu được 1 đôi dép mút tương tự như hình này , đế cỡ 2 phân, màu xanh biển . Quai dép có hình trái táo xinh xắn (dân mình mê trái táo trước Steve Jobs của Apple hén 😆) . Tôi rất quý đôi dép đó . Nhưng đã bị tịch thu khi bị bắt dưới Năm Căn . Họ nghi mình dấu vàng trong đó nên tịch thu hết dép , guốc khi vô trại .
Sau đó , cỡ năm 81-83, thì tới phong trào guốc gỗ . Mới đầu guốc chỉ có màu gỗ tự nhiên như vàng nhạt hay màu gỗ thôi . Sau đó lại có guốc sơn đủ màu xanh , tím , trắng , đen , đỏ , cùng với đủ loại quai rất nghệ thuật . Mấy cô tha hồ mà điệu đàng . Rồi lại có guốc vẽ bông hoa , hoạ tiết đủ kiểu rất lạ mắt .
Cũng cỡ những năm sau 80 thì làn sóng gởi quà từ ngoại quốc về nhiều , nên lại nổi lên phong trào dép nhựt loại dày . Dép nhựt loại này đế dày cỡ 1-2 phân , có nhiều màu . Quai bằng vải màu hay sọc khá bền . Lúc này hàng "nhái" cũng đã phát triển nhưng giá cả nhẹ nhàng hơn nên cũng được ưa chuộng .
Tôi chỉ biết tới đây là chấm dứt vì đã rời VN sau đó .
Xin mời các bạn viết tiếp dùm thời trang giày dép những năm kế tiếp nhe ....
19/9/2016
Bây giờ thấy lại dép râu mà còn ...rùng mình , ớn xương sống . Tôi thấy đôi dép này lần đầu tiên vào trưa 30-4. Khi đi từ bến sông Bạch Đằng về nhà, đi ngang qua Thượng Nghị Viện thì thấy mấy "ông du kích VC" đứng đầy ở đó . Ông nào cũng mang dép râu , mặc đồ đen , quấn khăn rằn , vác cây Aka. Hồi trước thì toàn thấy hình ảnh này trong TV thôi . Bữa đó thấy tận mắt , thật hãi hùng vì thấy họ vác súng dữ tợn quá .
Đôi dép này làm nhiều người bị ám ảnh lắm nên đặt 2 câu thơ này :
" Đôi dép râu dẫm nát đời trai trẻ
Mũ tai bèo che khuất nẻo tương lai "
Thời đó nghèo đến nỗi không có được 1 đôi dép lành lặn để đi học . Mấy người lớn thì còn giày , dép cũ để đi tạm được vài năm . Chứ tụi con nít choi choi như tụi tôi thì khổ sở lắm . Giày dép cũ thì không còn mang vừa nữa rồi . Cho nên kiếm được 1 đôi dép lành lặn , vừa chân mình để đến trường cũng là 1 điều nan giải .
Sau 75 thì may mắn là tôi có được 1 đôi dép da quai màu đen bóng láng . Chính giữa quai có đính cái bông hippy vàng chói thật nổi . Không biết mẹ tôi mua hồi nào mà tôi mang vừa y . Tôi rất quý đôi dép đó . Chỉ dám mang khi đi học thôi . Đế dép rất mỏng nên tới trường thì tôi không dám chạy nhảy gì hết vì sợ đứt quai . Giừ gìn cẩn thận lắm nhưng chỉ 1 thời gian ngắn là nó cũng đứt quai thôi . Vậy là sau đó phải thường xuyên là khách hàng thường trực của bác sửa giày dép dạo . Đôi dép đó tương tự như hình dưới đây nhưng có bông màu vàng . Nhưng chỉ vài tháng sau thì không cách chi cứu vãn tình thế được nên tôi đành phải ngậm ngùi chia tay với em dép dễ thương đó . Sau đó thì tôi phải đi ké dép của bà ngoại tôi vì bà cũng có 1 đôi từa tựa của tôi nhưng không có gắn bông . Khổ cái là chân bà lại nhỏ hơn chân nhỏ cháu nên tôi làm đôi dép của bà rách luôn .
Kế tiếp là hết dép da nên phải chuyển qua dép nhựa . May mắn là mấy chị con Bác ở Hà Nội đã tiếp tế vô Nam mấy đôi dép nhựa trong khá tốt . Thời đó làm gì có tiền mua dép nên có gì mang đó , đâu có lựa chọn nào khác nữa . Tôi đi vừa 1 đôi màu xanh cẩm thạch , kiểu vừa vặn khá thoải mái . Dép nhựa này khá tốt nên bác sửa dép chắc nhớ con nhỏ lắc xắc lắm vì nó biến mất tiêu .
Vài năm sau , cỡ năm 80 , thì chợ có bán nhiều loại dép khác đép hơn dép nhựa trong này . Tôi cũng tậu được 1 đôi dép mút tương tự như hình này , đế cỡ 2 phân, màu xanh biển . Quai dép có hình trái táo xinh xắn (dân mình mê trái táo trước Steve Jobs của Apple hén 😆) . Tôi rất quý đôi dép đó . Nhưng đã bị tịch thu khi bị bắt dưới Năm Căn . Họ nghi mình dấu vàng trong đó nên tịch thu hết dép , guốc khi vô trại .
Sau đó , cỡ năm 81-83, thì tới phong trào guốc gỗ . Mới đầu guốc chỉ có màu gỗ tự nhiên như vàng nhạt hay màu gỗ thôi . Sau đó lại có guốc sơn đủ màu xanh , tím , trắng , đen , đỏ , cùng với đủ loại quai rất nghệ thuật . Mấy cô tha hồ mà điệu đàng . Rồi lại có guốc vẽ bông hoa , hoạ tiết đủ kiểu rất lạ mắt .
Cũng cỡ những năm sau 80 thì làn sóng gởi quà từ ngoại quốc về nhiều , nên lại nổi lên phong trào dép nhựt loại dày . Dép nhựt loại này đế dày cỡ 1-2 phân , có nhiều màu . Quai bằng vải màu hay sọc khá bền . Lúc này hàng "nhái" cũng đã phát triển nhưng giá cả nhẹ nhàng hơn nên cũng được ưa chuộng .
Tôi chỉ biết tới đây là chấm dứt vì đã rời VN sau đó .
Xin mời các bạn viết tiếp dùm thời trang giày dép những năm kế tiếp nhe ....
19/9/2016
Tuesday, 13 September 2016
Berlin- Germany
Sau khi tôi đi du lịch Bắc Âu về thì rất nhiều người hỏi tôi thích thành phố nào nhứt. Câu hỏi thật khó trả lời vì nơi nào cũng có nét đẹp đặc trưng của nơi đó.
"Nếu hỏi rằng em yêu nơi mô?
Thì em rằng, em yêu Oslo nè,
Thì em rằng, em yêu Berlin nè,
Em yêu St Petersburgh nè,
Nhưng yêu nhứt là. ..Berlin cơ"
Thì em rằng, em yêu Oslo nè,
Thì em rằng, em yêu Berlin nè,
Em yêu St Petersburgh nè,
Nhưng yêu nhứt là. ..Berlin cơ"
Tôi cũng không thể giải thích rõ được tại sao thành phố Bá Linh nhộn nhịp, đông đúc lại cho tôi 1 ẩn tượng đẹp như vậy.
Tiếc là chúng tôi chỉ có vài tiếng ở nơi đó thôi nên không đi thăm được những nơi tôi nghĩ sẽ rất thích thú.
Sau 3 giờ ngồi xe lửa chúng tôi mới tới Bá Linh. Vừa ra khỏi trạm xe lửa thì chúng tôi leo lên xe tour bus. Trạm xe lửa ở phía Đông của thành phố cho nên thuộc về Đông Đức cũ. Đi lòng vòng khu Đông Đức thì tôi thấy rất nhiều công trình xây dựng đang tiến hành. Tuy nhiên khu này vẫn còn tiều tụy, chứng tỏ mấy chục năm trước còn thua xa.
Sau đó xe chở chúng tôi tới bức tường Bá Linh nổi tiếng thế giới. Đáng lẽ chúng tôi chỉ được xuống chụp hình độ 10 phút thôi nhưng khi xe đang đi chầm chậm thì bị 1 xe khác quẹt đầu xe bus chúng tôi. Nhờ vậy mà chúng tôi được xuống tha hồ chụp hình hơn nửa tiếng luôn.
Bức tường này đã được đập rất nhiều rồi nhưng vẫn còn để lại 1 đoạn rất dài dọc bờ sông như 1 chứng tích lịch sử. Rất nhiều họa sĩ đã tới vẽ lên phần còn lại của bức tường này nên bây giờ chúng ta thấy nó hiền hoà như 1 tác phẩm nghệ thuật vậy. Bà tour guide nói với chúng tôi là hồi đó thì lề đường bị chặn lại. Không ai được bén mảng tới gần tường hết. Bức tường cũng không cao lắm, cỡ 3 thước thôi. Nhưng hồi xưa có hàng rào kẽm gai giăng rất nhiều trên đó. Sau bức tường thì lính Đông Đức đi trực thường xuyên. Nếu ai liều mình "vượt biên" thì bị bắn bỏ liền. Nếu ai may mắn thoát được lằn đạn thì cũng khó lòng qua được bên kia vì cách bức tường mấy chục mét là con sông chia đôi đất nước. Khó lòng mà bơi qua hết con sông để tới bến bờ tự do!!
Có lẽ bức tường Bá Linh làm tôi thấy yêu mến thành phố này nhứt trong những nơi tôi đi qua
Sau đó chúng tôi tới khu tưởng niệm những người Do Thái bị sát hại trong thế chiến thứ hai. Khu này gồm những cột cao thấp khác nhau trông như những nấm mồ tập thể. Có nhiều cột cao tới 3 mét. Mình đi trong đó bị lọt thỏm vô không thấy đường ra. Đi vòng vòng trong đó giống như lạc vào mê hồn trận, tối tăm mặt mày luôn. Tôi có cảm giác nghẹt thở & rất sợ hãi vì không biết ra lối nào. Tôi nghĩ họ muốn chúng ta cảm nhận được sự khiếp hãi mà người Do Thái đã trải qua.
Chúng tôi không có giờ đi thăm những trại tập trung Do Thái, nhưng tôi nghĩ cũng không khác lắm với những trại tập trung "cải tạo" ở VN.
Tôi thật sự mến phục dân Đức đã đoàn kết xây dựng Đức quốc ngày nay thật vững mạnh. Tại đây có rất nhiều đền đài, nhà thờ cổ kính, vĩ đại. Bên cạnh đó cũng có nhiều kiến trúc tân thời thật đáng nể.
1 trong những kiến trúc tân thời mà tôi cảm phục là tòa quốc hội bằng kính (glass dome). Tòa nhà này rất cao nhưng ta có thể đi từ dưới lên bằng chính sức của mình, không cần cầu thang hay thang máy gì cả. Họ xây đường xung quanh vòm kính & chúng ta chỉ việc đi theo con đường xoắn ốc đó từ từ sẽ lên tới đỉnh. Vừa đi vừa nghe máy thì sẽ biết thêm về các tòa nhà xung quanh thành phố. Đi tới đâu thì máy sẽ nói cho chúng ta biết về tòa nhà đó. Vô đây rồi ai cũng thích thú không muốn đi ra vì ngắm nhìn cả thành phố thật đẹp.
Aug 11, 2014
Hệ thống di chuyển công cộng Bắc Âu
Sau chuyến viếng thăm vài nước Bắc Âu vừa qua tôi có dịp thử nghiệm hệ thống di chuyển công cộng tại đó và thực sự khâm phục các nước này.
Vừa chân ướt, chân ráo bước xuống phi trường Copenhagen thì tôi được cô bạn thuở nhỏ đón tiếp nên cũng bớt bỡ ngỡ. Thanh Vân và con gái dẫn chúng tôi tới máy bán vé xe lửa tự động để mua vé đi về khách sạn. Sau đó chúng tôi ra sân ga leo lên xe lửa. Tôi quá ngạc nhiên khi T Vân nói là mình cứ việc tự nhiên leo lên xe chứ không cần đưa vé cho ai cả. Lâu lâu sẽ có người đi xét vé. Nếu ai không có vé sẽ bị phạt gấp 10 lần. Mới ngày đầu mà tôi đã thán phục sự tự giác của họ rồi.
Vài ngày sau thì tôi đi xe lửa tại Oslo- Na Uy và thật bất ngờ khi thấy máy bán vé nằm bên trong sân ga chứ không phải nằm trước sân ga như ở Đan Mạch. Tức là ai muốn ra vô xe lửa đều tự do. Mua vé xe là do tinh thần tự giác và không thấy ai đi soát vé cả. Hoàn toàn không có hàng rào hay cửa ngăn sân ga với ngoài đường. Cô em họ đi chung với tôi phải trầm trồ thán phục nền giáo dục của Na Uy. Họ không chỉ giáo dục sự thật thà trên lý thuyết mà còn tin tưởng người dân và cho dân cơ hội áp dụng nữa.
Hệ thống di chuyển công cộng của họ rất tiện lợi và chằng chịt khắp các ngả đường. Cho nên phần lớn dân chúng di chuyển bằng hệ thống này. Nếu nhà ai ở xa trạm xe thì họ cũng đạp xe từ nhà tới trạm khóa lại rồi lên xe buýt hay xe lửa đi tiếp. Những bãi đậu xe đạp thì nhan nhãn đầy đường như Sài Gòn những năm 75-80 vậy. Nhưng khác xa là không cần ai giữ hết. Xe chỉ việc khóa rồi để đó thôi.
Thiên hạ đạp xe vèo vèo trên những làn đường dành riêng cho xe đạp nên rất an toàn. Những đứa bé 5, 7 tuổi đạp xe đi theo cha, mẹ buổi sáng tới trường hay nhà trẻ rất đông. Nhiều ông cha, bà mẹ chở con nhỏ trên ghế nhỏ ở sườn ngang hay trên yên xe phía sau. Hay có nhiều xe 3 bánh kéo cái rờ mọt đằng sau hay đằng trước rất tiện lợi. Phần lớn dân Bắc Âu đều có dáng người thon thả, gọn gàng, chắc nhờ đạp xe hàng ngày.
Tới London- Anh Quốc thì thêm ngạc nhiên nữa là có nhiều tuyến xe buýt đi tới phi trường hoàn toàn miễn phí.
Hệ thống xe điện ngầm của Nga cũng rất đẹp, sạch sẽ và sâu thuộc loại nhứt nhì thế giới. Nhưng tại Nga thì cửa ra vào sân ga kiên cố hơn nhiều. Không thể vào sân ga được nếu không có vé. Đi từ cửa vô tới sân ga thì chúng ta gặp nhiều nhân viên an ninh với những khuôn mặt lạnh lùng & cặp mắt cú vọ ngồi quan sát mọi người.
Đi hệ thống xe công cộng của từng nước thì chúng ta có thể hiểu thêm được văn hoá, giáo dục của nước đó.
August 21, 2014
Subscribe to:
Posts (Atom)